Hướng dẫn một số mẹo hay khi bài trí nội thất gia đình

Trong thiết kế nhà ở, ngoài việc quan tâm đến vẻ đẹp và tính tiện lợi, chúng ta cũng cần phải chú ý đến các quy tắc về phong thủy nhà ở để có một ngôi nhà cân bằng âm dương, tràn đầy sinh khí mang về sức khỏe và tài lộc cho gia đình.


Đối với cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần chú ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm căn bản sau đây: 
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà. 
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Phong thủy cho cửa ngõ: Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón tài lộc đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận động khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm. 

Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình, là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thuỷ cửa. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà.

Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và tài vận của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.

 Ngoài ra, một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và may mắn của người cư ngụ. Nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khoẻ yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. Lối đi hẹp thường mang đến sự thất vọng, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và u buồn.

Phong thủy phòng thờ

Phòng thờ luôn là không gian trang trọng và yên tĩnh nhất trong nhà. Chọn lựa vị trí cũng như bài trí phòng thờ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình Việt. Không những thế, nhiều người tin rằng nếu biết bố trí hợp phong thủy, phòng thờ còn giúp đem lại vượng khí và may mắn cho gia chủ.



Trong phòng thờ, hệ thống tủ – bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.

Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Nếu bàn thờ được đặt tại các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng khách… thì tủ thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các đồ nội thất khác.

Vật liệu và màu sắc của tủ – bàn thờ cúng cũng phải hợp, nên sử dụng các màu trầm, tổt nhất là màu gỗ nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc – nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) nên bày theo lối cân đối.

Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm…

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Trong phong thuỷ hiện đại, khu nhà vệ sinh có những đặc thù riêng, khác với những quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại. Dưới đây là một vài quan điểm phong thủy về thiết kế và bài trí nhà vệ sinh bạn cần chú ý:



Vị trí phòng tắm:

Bản chất của không gian này là không sạch sẽ, vì thế nếu đặt ở hướng lành sẽ ảnh hưởng không tốt tới các sao lành, tài vận của đất ở. Ngược lại, công trình phụ đặt đè lên hướng dữ, lấy độc trị độc sẽ biến dữ thành lành. 

Vai trò khu phụ (nhà tắm, toilet) trong nhà và vị trí xí bệt (nơi đại tiện) nên toạ hung, hướng cát, nghĩa là đặt ở cung xấu và hướng về hướng tốt. Điều này sẽ mang lại vượng phúc cho gia đình. Các cung nên đặt là Hoạ Hại, Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Ngũ Quỷ. Trong trường hợp nhà đã xây, không thay đổi được vai trò nhà vệ sinh, có thể thay đổi vị trí của xí bệt tránh khỏi các hướng xấu kể trên theo phong thủy phòng tắm.

Hiện tại đang là vận 8, phương Tây Nam đang là linh thần thủy rất thích có thủy, nên các bố trí nhà vệ sinh, phòng tắm tại phương Tây Nam trong vận 8 này là rất hợp lý.

Tuyệt đối không được đặt nhà vệ sinh, phòng tắm, bể phốt tại trung tâm ngôi nhà sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh tật và đặc biệt trong nhà sẽ có nhiều chuyện quái dị xảy ra.

Màu sắc phòng tắm và nhà vệ sinh:

Màu sắc đá hoa để trang trí và màu sắc của bồn tắm (nếu có) nên chọn các màu xanh lục, xanh lá để tạo ra mộc sắc hấp thu hiệu quả thủy khí. Cũng có thể cân nhắc lựa chọn màu xanh dương, trắng, đen nếu chủ nhân là người mệnh thiếu thủy.

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »