Tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng gỗ MFC trong thiết kế nội thất


Chất liệu gỗ MFC được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất, nó được sử dụng để chế tạo nên các món đồ thông dụng ở văn phòng, trong gia đình, hay nhà hàng, khu vui chơi công cộng… Vậy chất liệu gỗ MFC thực chất là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về chất liệu hiện đại này bằng bài viết dưới đây.


Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard)


Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. 

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng


Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Hiện tại MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau. Ưu điểm tiếp theo là khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về thẩm mỹ cùng với thời gian. Nhược điểm của MFC là khả năng chịu ẩm, chống nước kém.

Phân biệt hai loại gỗ MFC


Gỗ công nghiệp MFC có 2 loại: Loại MFC tiêu chuẩn thường được dùng trong sản xuất các đồ nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ngủ, nội thất trường học như bàn ghế học sinh, bàn làm việc, tủ tài liệu Fami http://noithatfami.pro/tu-tai-lieu.html... loại gỗ này không có khả năng chống ẩm nên khi sử dụng cần đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp. 

Còn riêng nội thất cho những không gian thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp núc thì người ta sử dụng loại gỗ MFC có cấu tạo đặc biệt. Lõi bên trong của gỗ MFC là các hạt hút nước màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ MFC. 


Dấu hiệu phân biệt gỗ MFC thường và loại chống ẩm là loại MFC chống ẩm thường nặng hơn khoảng 40 – 60kg/m³ so với MFC thường, tổng trọng lượng của MFC chống ẩm thường nằm trong khoảng 740 – 760kg/ m³. Và điểm khác biệt nữa là MFC chống ẩm có lõi màu xanh, giá bán cao hơn MFC thường. 

Màu sắc của gỗ MFC

Gỗ MFC có màu sắc khá phong phú và đa dạng. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gỗ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại,… Tất cả đều rất giống với gỗ thật.

Ưu và nhược điểm của gỗ MFC

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.

– Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

Góc chia sẻ:



Share this

Related Posts

Previous
Next Post »